Giữ Nếp Nhà Tràng An Giữa Lòng Thủ Đô Hà Nội

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Nhà vườn cổ duy nhất của Hà Thành

Được một người bạn giới thiệu, tôi tìm đến ngôi nhà số 115 phố Hàng Bạc, với ý định ban đầu chỉ là tìm hiểu về ngôi nhà vườn cổ duy nhất còn sót lại của đất Hà Thành. Nói là số nhà 115 phố Hàng Bạc, thế nhưng để vào được ngôi nhà khách lại phải vòng sang khu Đinh Liệt rồi đi vào một con ngõ sâu hun hút cho đến khi chạm mặt vào một màu xanh mát mắt của khu vườn nhỏ, nằm trầm mặc trong khoảng sân của ngôi nhà. Những Cau, trầu, trúc, trà…hiện ra trong không gian của khu vườn cổ như kéo dần tâm trí khách xa dần khỏi không gian nhộn nhịp bụi bặm ngoài kia.

Nhà vườn cổ nhất Hà nội nhìn từ trên cao

Ít ai biết rằng hơn nửa thế kỷ trước, cái cánh cửa hướng ra phố Hàng Bạc mà giờ đây đóng im ỉm ấy, luôn mở rộng cả ngày để đón người vào ra nhộn nhịp. Bởi ngôi nhà là dinh thự của ông Phạm Văn Thanh mà nhiều người già sống quanh đó vẫn quen gọi là ông Quảng Thái - chủ hiệu chuyên nghề lọc vàng, nhãn hàng Sư Tử. Nay, đằng sau lối đi ra Hàng Bạc vẫn còn tồn tại ngôi nhà vườn tĩnh lặng giữa phố cổ Hà Nội. Trong nhà, còn vợ ông Quảng Thái là bà Phạm Thị Tề sinh sống cùng các con cháu. Xuân này, bà bước sang tuổi 97. Tuổi đã cao nhưng bà vẫn còn minh mẫn đủ để nhớ về thời vàng son của gia tộc hồi đầu thế kỷ…
Giống như rất nhiều gia tộc khác từ quê tìm lên Kẻ Chợ (một tên gọi khác của Hà Nội) sống thành từng phường hội, mang nghề thủ công và sản vật từ làng quê của mình lên trao đổi buôn bán và tìm cách xây dựng cơ nghiệp tại đây. Gia đình họ Phạm ở Châu Khê (Bình Giang - Hưng Yên) cũng tìm về đất Hà Thành để lập nghiệp với nghề lọc vàng cha truyền con nối.

Thủa ấy, những người vùng Kim Bôi (Hòa Bình) hay mang “vàng cốm” lên phố cổ đổi lấy quần áo và thức ăn. Những mẩu vàng mới đào lên từ lòng đất được những người phố tranh nhau mua. Họ mang sang nhà ông Quảng Thái thuê lọc thành vàng bốn con chín. Một lạng vàng được năm lá rưỡi vàng gói trong giấy dầu. Nghề lọc vàng ăn nên làm ra, ông Quảng Thái mua ngôi nhà ống thông hai mặt phố Hàng Bạc và Đinh Liệt làm tư gia. Năm 1945, ông cho sửa nhà nhưng rồi chiến tranh chống Pháp nổ ra nên mãi tận năm 1949 mới hoàn thành.

Một góc kiến trúc độc đáo của ngôi nhà vườn

Việc xây dựng ngôi nhà được sự giúp đỡ thiết kế của vị kiến trúc sư tài hoa Phạm Khắc Hệ. Ông đã biến ngôi nhà ống đơn thuần trở thành ngôi nhà kết cấu hai tầng với 16 phòng mang đậm phong cách trường phái kiến trúc Đông Dương – một kiến trúc sáng tạo kết hợp hài hòa hai nền văn hóa Pháp và Việt. Kiến trúc kiểu Pháp biểu hiện ở cầu thang gỗ, nhà nhiều phòng, những chiếc cột với nhiều ô cửa kính mờ. Kiến trúc Việt lại đậm ở mái nhà lợp ngói, uốn cong vút ở đầu đao. Dấu ấn văn hóa Việt có thấy rõ ở mỗi góc đầu đao có gắn hình bóng mây cách điệu. Điều đặc biệt của triền mái là do thế đất không được vuông khiến một góc mái không thể xây dựng đầu đao dài và cong bình thường như ba phần còn lại; vì thế, một góc mái có những hai đầu đao để khỏi khuyết, hợp phong thủy. 
Trên nền đất là 560m2 thì khuôn viên vườn chiếm tới 200m2. So với nhà vườn Huế, nhà vườn 115 Hàng Bạc có diện tích nhỏ hơn. Nhưng đây lại là phố cổ Hà Nội-chỉ dành cho buôn bán chứ không phải để nghỉ ngơi như vùng ngoại ô Kim Long ven sông Hương. Vì thế mà ngôi nhà vườn 115 Hàng Bạc trở nên nổi tiếng, có tên trong rất nhiều sách hướng dẫn du lịch phố cổ. Khác với nhà vườn Huế, khu vườn nhà 115 Hàng Bạc rộng xanh mát với các loài cây hoa, lộc vừng, tre đằng ngà, trúc quân tử...

Vào tham quan, không ít du khách đã tỏ rõ sự kinh ngạc, ngưỡng mộ bởi nội thất trong ngôi nhà. Từng có đoàn du khách Pháp phải giật mình khi ngồi vào bộ salon có họa tiết theo phong cách Louis XIV. Cạnh bàn thờ gia tiên là chiếc bình gốm pháp lam đặc trưng thời Nguyễn có tuổi thọ hơn trăm năm. Một đôi câu đối làm bằng gỗ có lai lịch rõ ràng: Năm Bảo Đại thứ nhất (1926)… Thời gian đi qua, giờ đã gần hết thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, những di vật của đầu thế kỷ XX trong ngôi nhà cổ này quả là vô giá nếu đặt trong bối cảnh Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, “xi măng hoá” một cách gần như triệt để.

Cả gia tộc bảo giữ nếp sống Tràng An

Bước vào ngôi nhà vườn cổ, nếu ai là người tinh tế một chút sẽ có thể nhận ra ngay giữa cuộc sống hối hả, bộn bề bụi bặm của Thủ đô. Thì lẩn khuất trong đó vẫn có những nụ cười mỉm ý nhị, những câu nói giữa chủ nhà và khách mà nhiều khi người nghe cảm thấy “lạ”: “anh lại nhà ạ”, “không dám, mời chị vào nhà dùng trà ạ”... Những con người sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà 115 Hàng Bạc ít khi nói về những di sản vật chất mà nếu bán đi giá của chúng có thể lên tới bạc tỉ. Với họ, chúng vẫn chỉ là những đồ vật. Điều họ trân trọng hơn và luôn lo sợ mất đi là nếp sống, gia phong của người Hà Nội.
Những người sống trong ngôi nhà đều không bao giờ quên những lời dạy của cụ Quảng Thái xưa: “sống phải biết trọng học thức, chuộng cái đẹp”. Phải biết giữ những nếp sinh hoạt của gia tộc vẫn đựơc lưu giữ như đầu thế kỷ trước. Người trong nhà đi lại không gây tiếng ồn, không ai nói to, khi hỏi và trả lời đều thưa gửi. Ai đến thăm nhà đều xem là khách quý. Khách đến, đôi khi chỉ xem rồi đi ngay nhưng gia chủ vẫn tận tình dẫn đi thăm quan và lại còn thay nhau làm “hướng dẫn viên du lịch”. Chính từ những điều trên mà sự “Thanh Lịch” toát ra ở ngôi nhà này đựoc lưu giữ như bảo vật gia truyền: Lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp. Trong các mối quan hệ thì luôn xử lý một cách mềm mại và uyển chuyển. Kể cả từ cách ăn mặc cũng luôn giữ vẻ trang nhã, hài hoà, giản di, đúng với vị thế xã hội và cấp bậc trong gia đình.

Nhiều thế hệ trong ngôi nhà vẫn giữ 

Mời khách bằng ấm nước vối quen thuộc pha thêm nước chanh có vị là lạ, ông Giao, con trai của cụ Tề, hiện cũng đã ngoại lục tuần. Dẫn chuyện nếp sống xưa của gia đình, ông bắt đầu kể: Gia đình chúng tôi từ khi bắt đầu lập nghiệp đã đối xử với người giúp việc như người nhà. Các cụ nhà tôi làm ăn thật thà, lọc vàng đúng tiêu chuẩn và lấy tiền công phân minh. Chữ tín trong làm ăn có từ nếp nhà mà ra. Những người giúp việc gọi ông bà chủ là “cậu”, là “mợ” như cách anh em chúng tôi vẫn gọi cha mẹ. Ngày xưa, vàng lá sau khi lọc bày la liệt trên sập không bao giờ mất.
Có người giúp việc gái nhà tôi phải lòng anh bếp được cậu mợ tôi cho làm lễ cưới đàng hoàng. Sau đó người giúp việc trai tản cư theo gia đình trong kháng chiến xin phép nhà chủ gia nhập Việt Minh. Có người ôm bom ba càng hy sinh anh dũng. Người khác sau chiến tranh còn sống, làm lãnh đạo Đoàn thanh niên thỉnh thoảng vẫn tới thăm hỏi sức khỏe “mợ”. Chúng tôi luôn sống theo lời dặn tổ tiên như câu đối trong nhà: “Cư gia hữu hằng quy trịnh công tương nhẫn/Xử thế vô biệt pháp liễu thứ lâu khiêm” tạm hiểu là “Trong nhà có quy định không đổi là luôn coi trọng tính công bằng và tính nhẫn/Ứng xử không gì bằng khiêm tốn, mềm mại như cành liễu”.
Ngồi bên bàn trà với ông Giao, thế nhưng mỗi khi có ai trong nhà đi qua tôi đều nhận đựoc một nụ cười vừa nhẹ nhàng vừa thanh thoát. Đã có nhiều người bi quan cho rằng: Nét đẹp đối nhân xử thế của người Hà Nội đã lui vào dĩ vãng, đôi khi nhắc lại như là một sự hoài niệm. Thế nhưng ở chính nơi đây ai cũng có thể cảm nhận thấy, dù thời thế thay đổi, phẩm tính đó chỉ thu hẹp lại, tồn tại bền bỉ trong những gia đình lâu đời ở Hà Nội. Những gia đình đó chính là những “bảo tàng thu nhỏ cho nếp sống Tràng An".

Địa chỉ bán chè Tân Cương ở đâu ngon nhất Hà Nội

Địa chỉ bán chè Tân Cương ở đâu ngon nhất Hà Nội

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có rất nhiều cửa hàng bán chè Tân Cương Thái Nguyên, nhưng địa chỉ bán chè Tân Cương ở đâu ngon nhất Hà Nội chắc nhiều Quý Khách cũng chưa tường tận biết được.
bán chè tân cương, bán chè thái nguyên
Nhiều người không biết về trà hoặc chỉ biết ở mức độ cơ bản thường nhận định sai lầm rằng phải mua chè ở những cửa hàng lớn, của những thương hiệu lớn, bao bì đóng gói thật đẹp và sang trọng mới là địa chỉ bán chè Tân Cương ngon nhất Hà Nội. Kì thực không phải lúc nào cũng vậy.
Khi đã sành chè và biết cách chọn chè ngon thì việc mua ở đâu không còn quan trọng. Ngay cả ở những cửa hàng nhỏ ít người biết đến vẫn có thể tìm được chè ngon, thậm chí còn ngon hơn cả chè đã có thương hiệu. Lý do bởi vì cùng trong một vùng trồng chè, ví dụ chè Thái Nguyên nhưng không phải chè vùng nào cũng ngon và cùng một loại chè nhưng không phải người chế biến nào cũng làm ra được trà ngon.
Ngay cả ở những cửa hàng nhỏ ít người biết đến vẫn có thể tìm được chè ngon
Các cửa hàng nhỏ thường có nguồn chè từ các gia đình chế biến thủ công vốn có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, thu hái và chế biến chè truyền từ đời này qua đời khác. Vậy nên sản phẩm làm thủ công số lượng không nhiều nhưng chất lượng rất tốt, có hương vị đặc trưng riêng. Chè sản xuất công nghiệp theo dây chuyền thường bị máy móc, hương liệu nhân tạo can thiệp quá nhiều làm hỏng phẩm chất của chè. Ví dụ như khâu thu hái thủ công phải chọn lựa đúng thời điểm vào sáng sớm, hái bằng tay theo nguyên tắc “một tôm hai lá” sao cho búp chè còn tươi nguyên. Nếu dùng máy hái sẽ làm búp chè không được đều, lẫn nhiều lá và dễ bị nhàu nát. Chè công nghiệp sản xuất ra trong cùng một dây chuyền nên không còn nét tinh túy đặc thù nữa và chắc chắn những địa chỉ bán chè Tân Cương Thái Nguyên đó không thể có được những dòng sản phẩm thượng hạng ngon nhất được.

“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình“, nghệ thuật uống trà của người Việt coi trọng trà ngon hơn nặng về hình thức như trà đạo Nhật Bản. Mua chè Tân Cương Thái Nguyên làm quà biếu có thể chọn sản phẩm đóng gói đẹp mắt nhưng nếu không biết thử chè dễ rơi vào coi trọng bao bì hơn chất lượng, tặng nhãn mác chứ không phải tặng chè ngon.
bán chè tân cương, bán chè thái nguyên
Khách hàng đang dùng trà tại Hãng Chính Chè Thái Nguyên
Hãng Chính Chè Thái Nguyên có thương hiệu hơn 30 năm với công nghệ chế biến chè sạch bằng những đôi bàn tay của các Nghệ nhân Làng chè Tân Cương Thái Nguyên luôn cho ra những dòng sản phẩm thượng hạng. Quý khách hãng một lần trong đời dùng thủ những sản phẩm chè Tân Cương Thượng hạng tại Hãng Chính Chè Thái Nguyên chắc chắn sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã đặt niềm tin vào sản phẩm của Hãng Chính Chè vừa được nước vừa đượm hương đó là những tiêu chí hàng đầu của Hãng chúng tôi.
Cảm ơn Quý khách đã đọc tin bài "Địa chỉ bán chè Tân Cương ở đâu ngon nhất Hà Nội" tại Hãng Chính Chè Thái Nguyên.
Nguồn dẫn: http://chinhchethainguyen.blogspot.com/search/label/navitea

Bán Chè Tân Cương

bán chè tân cương

Bán Chè Tân Cương

Giới thiệu sản phẩm bán chè Tân Cương thượng hạng của Hãng Chính Chè. Tân Cương xưa nay là vùng chè xanh Thái Nguyên nổi tiếng với các sản phẩm chè Tân Cương không chỉ được ưa thích ở trong nước mà đã được xuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới.
Sản phẩm Bán chè Tân Cương thượng hạng được chế biến từ những búp chè Tân Cương non ngon thượng hạng được xao, sấy và đánh lên hương theo kỹ thuật cổ truyền của người Tân Cương. Sản phẩm rất phù hợp và đáp ứng nhu cầu cho khách hàng muốn mua để làm quà biếu tặng cho bạn bè và người thân.

Một vài đặc tính của chè Tân Cương:

Sản phẩm chè Tân Cương thượng hạng được sản xuất từ 100% chè Tân Cương búp tươi, sạch. Hương vị trà khi thưởng thức khác lạ đối với từng người, nhưng đều có cảm nhận chung là nước chè xanh vàng và rất trong, hương chè thơm, vị mát dịu, đây đều là đặc trưng riêng của chè Tân Cương mà không vùng chè nào có được.
Mỗi ấm trà có thể pha từ 2 ~ 4 nước tuỳ theo sở thích riêng của từng cá nhân.
Hạn sử dụng của sản phẩm là từ 12~18 tháng tuỳ theo từng sản phẩm và cách bảo quản.
Với những người “sành” trong việc thưởng thức chè ngon, thì việc tìm được cho đúng loại mà mình ưa thích quả là rất khó, công ty chúng tôi cung cấp rất nhiều loại chè Thái Nguyên từ các vùng đồi của các huyện Đại Từ, Phú Lương, Tân Cương,… nên có rất nhiều sản phẩm đề khách hàng lựa chọn.




Ngoài ra còn các sản phẩm Chè Thái Nguyên với bao bì sang trọng cho khách hàng có nhu cầu mua chè làm quà biếu. Hãy đến với Hãng Chính Chè chúng tôi để tận hưởng những hương vị trà ngon nhất.

Bán Chè Tân Cương

Quý khách hàng có nhu cầu mua Chè Tân Cương thượng hạng của Hãng Chính Chè xin vui lòng liên hệ trực tiếp vào Hotline bán hàng của Hãng Chính Chè để nhận được thông tin tư vấn Bán Chè Tân Cương.
Nguồn dẫn: http://chinhchethainguyen.blogspot.com/2015/03/ban-che-tan-cuong-thuong-hang.html

Trà xưa và nay

Trà xưa và nay

Uống trà là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Ngày xưa trà chỉ được dùng trong lớp quyền qúy cao sang. Tác phong mời trà một cách cung kính, nâng tách trà bằng hai tay tỏ ra rất thanh tao lịch lãm. Qua cung cách này người được mời có thể thấy được phần nào cốt cách sống và hiểu phần nào chịu ảnh hưởng gia phong của người mời trà. Trước khi uống người ta nhẹ nhàng đưa tách trà lên thưởng thức hương trà rồi từ tốn nhấp từng ngụm nhỏ để thưởng thức vị ngon của trà. Từ chất lượng của tách trà người uống sẽ thấy được cái tâm, cái tình của người đã pha chung trà.
Trà xưa
Trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa mà có gía trị liệu pháp, giúp cho máu huyết lưu thông, lợi tiểu, có khả năng chống ung thư, tiêu độc, điều hòa huyết áp… Trước đây trà chỉ phổ biến ở một số nước Châu á như ở Ấn Độ, Srilanca chỗ nào cũng trồng trà để cung cấp cho người bản địa và cả cho xuất khẩu. Sau này được lan rộng ra các nước Trung Á như một số nước thuộc khối “Udơbêch” của các nước cộng hòa Liên Xô cũ, đặc biệt những nước này không trồng trà, nhưng ở nơi nào cũng uống trà. Trên “con đường tơ lụa” trà dần dần có mặt ở các nước Châu Âu.
Quán cóc ở Hà Nội
Ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội, từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, ma chay, cúng giỗ…
Nếu trà dùng khi nhất ẩm (uống trà một mình) là lúc người đó đang nhâm nhi lẩm nhẩm thi thơ ôn luyện, nếu song ẩm (hai người uống trà) thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao, thậm chí hưng phấn cùng cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn. Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon, chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm” vậy

Người xưa uống trà
Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản. Có thể khẳng định ở Việt Nam không có trà đạo mà chỉ có nghệ thuật uống trà.
Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng. Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.
Người bạn Tri kỉ
Người bạn Tâm giao
Những người uống trà sành điệu miền Bắc thường uống trà không ướp hương, vì như thế sẽ không còn hương vị thật của trà. Khoảng mười năm trở lại đây trà được phát triển rộng rãi để phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng hương liệu để ướp trà trong đó có những công ty và cơ sở nổi tiếng cũng dùng kỹ thuật này nhằm mục đích có lãi cao. Điều đáng chú ý là trà ướp hương liệu thường có mùi thơm đậm hơn trà có hương vị thật, chỉ có người sành điệu uống trà mới biết trà nào ướp hương liệu và trà nào là nguyên chất. Có doanh nghiệp còn dùng thủ đoạn dụ du khách vào uống trà miễn phí để rồi khách phải mua trà với cái gía “cắt cổ” mang về.
Ngày tết hay trong sinh hoạt thường nhật, đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà. Thế nhưng, dù con người đang ở bất cứ trạng thái nào khi có tách trà trên tay cũng giúp cho người ta thấy lịch lãm thư thái. Chính vì vậy trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống mà còn được các nhà làm nghệ thuật sân khấu và điện ảnh thường sử dụng như một đạo cụ, một phương tiện để các nhân vật giao lưu giúp cho diễn viên nâng cao trình độ diễn xuất. Mới đây Cục điện ảnh chủ trương không đưa thuốc lá lên phim thì văn hóa uống trà của dân tộc ta càng được nâng cao giá trị trên màn bạc và trong cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam.

Văn hoá Trà Việt

Văn hoá Trà Việt

Trà Việt được coi là một thức uống không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, không những có lợi cho sức khỏe mà còn là nghi thức văn hoá giao tiếp giữa con người với con người, là thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh.
văn hoá thưởng thức trà việt, đối ẩm, độc ẩm, quần ẩm
Doanh nhân hướng tới trà, thưởng thức trà cũng không nằm ngoài mục đích đó. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi với những cuộc họp kéo dài, vô số những bản hợp đồng, giấy tờ công văn ngổn ngang... thì những giây phút hiếm hoi thư giãn bên tách trà cùng gia đình, cùng bạn bè thân thích quả là một điều đáng quý. Vậy họ đã thật sự hiểu về nét văn hóa trà Việt hay chưa? Bài viết sau đây sẽ là cái nhìn khái quát về văn hóa trà Việt Nam.

Bản sắc văn hóa trà Việt

Trà là quốc thủy của người Việt, là tinh chất của nền văn minh lúa nước, trà đi vào tâm hồn Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng. Văn hóa trà Việt không chỉ thể hiện là một thứ thức uống phổ biến trong đời sống sinh hoạt của người dân mà còn trở thành phong tục tập quán, là thú vui thanh cao của người Việt.
Từ rất lâu rồi người Việt đã có tục pha trà với nước sôi hãm nóng để uống. Trà hiện diện khắp nơi, từ mảnh vườn sau nhà ở đồng bằng, làm bạn với cây cọ Trung du, hay mọc thành rừng cổ thụ hàng vạn cây ở miền núi. Người Việt dù ở tầng lớp nào, là người miền xuôi hay miền ngược, từ thành thị đến nông thôn cũng đều coi trọng nét văn hóa trà Việt.
Trong những dịp lễ tết, lễ ma chay, cưới hỏi, trà là thứ không thể thiếu. Trà xuất hiện trên ban gia tiên của mỗi gia đình, trên mâm lễ hỏi của nhà trai sang nhà gái, trà dùng để mời khách khứa, họ hàng hai bên... Vui cũng trà, mà buồn cũng trà.
Cách thưởng thức trà ướp hương với trà sen, nhài ngâu sói, cúc, thủy tiên, lan...vừa thể hiện được sự sang trọng, lịch lãm, vừa thể hiện sự giao hòa giữa thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và con người.
Người Việt thưởng thức trà theo từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để dốc bầu tâm sự. Chính những cách thể hiện này tạo nên nét văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ giữa người với người. Uống trà đôi khi còn là sự độc thoại với nội tâm, là sự xét đoán tâm lý người đối thoại, là tìm đến sự tỉnh táo, tĩnh tâm, xua tan mọi phiền muộn bon chen...

Cách dùng trà thể hiện nét văn hóa của người Việt

Người Việt dùng trà dù theo cách truyền thống nào: từ độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm đều làm toát lên cái nét văn hóa thuần chất của người Việt. Người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh", đó chính là cái thú "thưởng" trà thực thụ.
"Nhất thủy": để có một ấm trà ngon, trước tiên phải chú ý đến nước. Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm mai. Thứ nước tinh khiết đó khi đun cũng không được phép mất độ thanh tịnh để không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.
"Nhì trà": đứng thứ hai sau nước là cách chọn trà: tùy theo sở thích mỗi người, có người thích dùng trà nguyên, hay chính là "trà mộc" cánh trà sao quăn giống hình móc câu, cánh tròn, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Trà này được pha ở nhiệt độ 80oC, hay 165 - 170 độ F. Người thì lại thích thưởng thức trà hương: là loại trà được ướp hương từ các loài hoa: hoa sen, cúc, nhài, sói, ngâu; nước pha trà tẩm hương phải có độ sôi ở 200 - 205 độ F.
Tiếp đến là dụng cụ pha trà gồm chén tràbình trà, "tam bôi, tứ bình": một bộ đồ trà thường có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà; chén thường là loại chén dạng hạt mít (mắt trâu). Bình cũng có bình chuyên và bình tống. Tùy theo lối uống "độc ẩm", "song ẩm", "tứ ẩm" hay "quần ẩm" mà có những loại bình tương ứng. Trước khi pha trà phải dùng nước sôi để tráng sơ chén và bình.
Và cuối cùng, "ngũ quần anh" chính là "bạn trà". Tìm "bạn trà" còn khó tìm hơn "bạn rượu". Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm, hay bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái để cảm thấy trong trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây.
Khi thưởng thức trà có thể dùng các đồ ăn nhẹ kèm với trà: kẹo lạc, kẹo vừng thanh, kẹo cu đơ, bánh cốm, bánh đậu xanh.
Cảm ơn Quý khách đã quan tâm và đọc tin bài "Văn hoá Trà Việt" tại Chè Chính 60 Trung Tiền.

Nghệ thuật thưởng thức trà đạo của Việt Nam

Nghệ thuật thưởng thức trà đạo của Việt Nam

Có rất nhiều nước trồng chè và tương ứng với nó cũng có bấy nhiều cách thức uống. Cách thức thưởng trà được nâng lên thành nghệ thuật có ở Trung Hoa và Nhật Bản - nơi đã từng coi trà như một tôn giáo như cách gọi trà kinh, trà đạo. Còn ở Việt Nam cách uống trà thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người dân Việt. Và cách ẩm trà của người Việt cũng rất riêng, rất độc đáo: các bậc tiền nhân xưa cho rằng uống trà là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi công thức.
chè thái nguyên, bán chè thái nguyên, chè tân cương thái nguyên, bán chè tân cương thái nguyên 1
Vì lẽ ấy các bậc tiền nhân thường có cách uống trà như sau: trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị trà, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái đã thấy dịch vị trong miệng tiết ra có vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà. Từ chất lượng của ly trà người uống sẽ thấy được cái tâm, cái tình của người đã pha chung trà.
chè thái nguyên, bán chè thái nguyên, chè tân cương thái nguyên, bán chè tân cương thái nguyên 2
Người Việt dùng trà nguyên thủy (trà mộc) ướp với nhiều hương liệu khác nhau thành trà sen, trà sói, trà bạch ngọc (ướp hương từ năm loại hoa màu trắng: nhài, cúc trắng, bông bạch, mộc và ngọc lan), trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm... Mỗi loại trà làm nên một hương vị khác nhau trong đó trà sen là thứ trà quý nhất mà ngày xưa chỉ dành cho bậc vua chúa thưởng thức. Người Việt thưởng trà theo cách độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), hay quần ẩm (nhiều người) vừa thể hiện văn hóa thuần chất của mình đồng thời vừa có những tiêu chuẩn về chất lượng cũng như vị thế của việc thưởng trà.
chè thái nguyên, bán chè thái nguyên, chè tân cương thái nguyên, bán chè tân cương thái nguyên 3
Uống trà đối ẩm hai người
Nếu trà dùng khi độc ẩm (uống trà một mình) là lúc người đó đang nhâm nhi lẩm nhẩm thi thơ ôn luyện, nếu đối ẩm (hai người uống trà) thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao, thậm chí hưng phấn cùng cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn. Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon, chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm” vậy.

“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh"

Người Việt gọi là “nhất thủy, nhì trà”, nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen vào buổi sớm mai. Cách đun nước cũng phải phải đảm bảo giữ được độ thanh tĩnh và không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà. Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng. Những người có thú đam mê uống trà ngày nay đã đề ra 5 chuẩn mực về cách chọn trà ngon: sắc, thanh, khi, vị, thần nhưng với những người sành trà thì trà mộc móc câu (cánh trà sao quăn lại giống hình móc câu) là loại trà quý nhất. “Tam bôi, tứ bình” (bình và ấm trà) chính là bộ đồ pha và uống trà có ấm và 4 chén quân, 1 chén tống để chuyên trà.
chè thái nguyên, bán chè thái nguyên, chè tân cương thái nguyên, bán chè tân cương thái nguyên 4
Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình
Chén quân thường là loại chén hạt mít (mắt trâu), bình cũng có bình chuyên, bình tống. Tùy theo lối uống “độc ẩm, song ẩm, tứ ẩm hay quần ẩm” để chọn loại bình tương ứng. Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.
chè thái nguyên, bán chè thái nguyên, chè tân cương thái nguyên, bán chè tân cương thái nguyên 5
Với người thưởng trà, “ngũ quần anh”, tức tìm bạn trà, đôi khi khó hơn tìm bạn rượu. Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm hay bàn chuyện gia đình, xã hội nhân tình thế thái để cảm nhận trong trà có cả trời đất, cỏ cây.

Không gian và thời điểm thưởng trà

Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua - ngày tới), uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.
chè thái nguyên, bán chè thái nguyên, chè tân cương thái nguyên, bán chè tân cương thái nguyên 6
Thưởng trà cung đình Huế
Về không gian thưởng trà của người Việt cũng đòi hỏi có một không gian rộng để tận hưởng được hết sự tinh túy của trà. Không gian thưởng trà thường mang hơi hướng của văn hóa thiền - là không gian thanh tịnh, thuần khiết, tao nhã, êm dịu. Lý tưởng nhất là những nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp, yên tĩnh, bên trong có tranh ảnh, thư pháp, góc đọc sách báo hoặc bàn cờ.

Phong cách trà Việt

chè thái nguyên, bán chè thái nguyên, chè tân cương thái nguyên, bán chè tân cương thái nguyên 7
Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản. Có thể khẳng định ở Việt Nam không có trà đạo mà chỉ có nghệ thuật uống trà.

Dòng thời gian

Dòng thời gian

Người Việt Nam chúng ta vốn vẫn sử dụng chè xanh làm thức uống chính trong đời sống thường ngày. Đây là một truyền thống văn hóa có từ xa xưa, mọi vùng miền của đất nước người ta đều uống trà, dù phong cách và sở thích có khác nhau. Tuy nhiên trồng chè và chế biến trà có xuất xứ từ miền núi phía Bắc, mà nổi tiếng nhất trong đó là vùng chè Thái Nguyên. Với đặc điểm thổ nhưỡng thích hợp với cây chè, cộng với những kinh ngiệm và bí quyết chế biến lâu năm mà địa danh này đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm trà thơm ngon thượng hảo hạng.
Vốn là người hay uống trà, lại hâm mộ trà Thái Nguyên mà tôi thường để ý tìm hiểu về giống chè thơm ngon nổi tiếng này. Trà là sản phẩm được chế biến từ cây chè, thông qua một công đoạn sao tẩm kỳ công. Uống trà là một thú chơi thưởng thức tao nhã của các cụ ta xưa, vì vậy mà khi uống người ta thường có một thái độ kính cẩn và khiêm cung khác thường. Người chủ nhà thường mang trà ra mời khi có khách đến chơi nhà, cũng là thứ để bạn bè tri âm tri kỷ cùng nhau ngồi thưởng thức đàm đạo. Cầu kỳ hơn nữa thì nó là một thứ tôn giáo giúp cho người ta có thể giao tiếp với thế giới tự nhiên thanh khiết. Vì vậy mà chè Thái nguyên là sản phẩm đầu tiên của xứ sở ta được vinh dự nhận lãnh sứ mệnh này. Vì rằng với kỹ thuật tạo hương và chất lượng chè thượng hạng, mà khi uống vào tạo cho người ta cảm giác được giao thoa với đất trời tự nhiên, mà xa lánh chốn trần tục. Nói cách khác, việc thưởng thức trà đã được nâng lên thành một thứ tôn giáo, mà người ta thường gọi là trà đạo. Mà có lẽ cầu kỳ nhất trên thế giới là hai đất nước Trung Hoa và Nhật Bản, ở đây người ta có hẳn cả một nghi lễ để thưởng thức trà với nhiều loại trà ngon nổi tiếng khác nhau. Ở nước ta, tuy việc thưởng trà không phức tạp và kỳ công như vậy, nhưng cũng đã trở thành một văn hóa đẹp lâu đời.
Hình ảnh những đồi chè
Cơ quan tôi có anh Lễ là người Thái Nguyên, vì cũng chỉ hơn tôi 3 – 4 tuổi nên anh em thường chuyện trò thân mật những khi rảnh rỗi. Được biết quê anh cũng là một vùng trồng chè nổi tiếng, nên tôi thường hỏi anh về cây chè Thái Nguyên, cũng như những công đoạn chế biến thứ trà ngon nổi tiếng khắp nơi này. Anh nhiệt tình trả lời và giải đáp những thắc mắc của tôi, tuy nhiên đôi khi thấy tôi hỏi nhiều anh mỉm cười nói:
 
- Hôm nào mời Chú về nhà anh chơi, tiện thể mà thăm thú và tìm hiểu luôn. Bây giờ có nói cũng không thể hình dung hết được, đến đó anh sẽ dẫn chú đi xem đồi chè và đến thăm những gia đình chế biến chè. Lúc ấy thì chú tha hồ mà hỏi người ta.
 
Tôi vui mừng và hẹn khi có dịp thì sẽ về nhà anh, mà mục đích chính là để tìm hiểu về đất trồng chè, nơi đã làm ra sản phẩm chè ngon nức tiếng mà tôi luôn hâm mộ này. Người Miền Bắc có câu nói dân dã: “Chè Thái gái Tuyên” để thể hiện sự thừa nhận đối với sản phẩm chè Thái Nguyên thơm ngon. Còn gái Tuyên ở đây là chỉ người con gái xứ Tuyên Quang, những cô gái vùng này thường có nước da trắng ngần với vóc dáng yểu điệu ưa nhìn. So sánh nét xinh đẹp dễ thương của người con gái với hương vị thơm ngon của chè Thái Nguyên cho thấy sự trân trọng của người đời đối với sản phẩm đặc sản của vùng này. Thực là một cách nói tinh tế, khiến cho người ta có một sự liên tưởng đầy thi vị.
Rồi cũng đến ngày mà tôi mong đợi, nhân tiện anh Lễ về nhà có chút việc, hai anh em cùng đèo nhau về nhà anh, thăm xứ sở của cây chè. Vượt chặng đường xa gần cả trăm cây số bằng xe máy, rồi quê anh cũng dần hiện ra trước mắt. Từ phía xa đã thấy những ngọn đồi nhấp nhô, xen lẫn xóm làng ẩn hiện. Lúc đi qua một nhà xưởng với những máy móc dùng để chế biến trà, anh nói với tôi:
- Đây là nhà máy chè mới xây dựng, dân trồng chè trong vùng có thể mang chè búp tươi đến đây nhập cho nhà máy.
Tôi hỏi lại anh:
- Chè nhà máy thì sản phẩm có ngon bằng chè do người dân ở đây chế biến không anh?
Anh trả lời ngay:
- Chè nhà máy sản xuất thì không thể ngon bằng chè do bà con chế biến được, vì mọi người ở đây có bí quyết nên sản phẩm mới ngon và có đặc trưng riêng. Vả lại nhập chè búp cho nhà máy chỉ để giải quyết khâu thừa nguyên liệu thôi, bình thường họ vẫn chế biến tại nhà và tạo nên thương hiệu riêng, vì thế mà có thu nhập cao hơn.Tôi tự nhủ: “À ra thế, thảo nào mà chè ở đây vẫn giữ được sự thơm ngon khác biệt và tiếng tăm lâu bền như vậy!”. Về đến nhà anh thì cũng đã cuối buổi chiều, vì là khu dân cư nên chè không trồng ở đây, khu vực đồi chè cũng cách đây vài ba cây số. Buổi tối, sau khi đã dùng bữa, hai anh em ngồi uống trà, thứ trà đặc sản quê anh. Nhâm nhi chén trà ngon với hương vị đặc trưng ngay trên chính quê hương của cây chè thì thực là thú vị cho khách phương xa. Sau một lúc trò chuyện, anh Lễ nói:
- Tối nay hai anh em đến thăm mấy gia đình chế biến chè, cũng là anh chị em thân quen cả. Nhân tiện chú có thể hỏi họ về những mối quan tâm của mình, để hiểu thêm về chè Thái Nguyên. Sáng mai thì mình đi xem đồi chè, cùng những hộ trồng chè để thấy được vùng nguyên liệu.
Tôi vui vẻ làm theo ý anh. Sau khi uống mấy tuần trà, hai anh em đi bách bộ trong xóm để thăm thú mấy hộ sản xuất chè. Hộ gia đình đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là một chị có bà con với anh Lễ, nhà chị chế biến sản phẩm chè tại nhà, cũng đã có thương hiệu riêng. Sau khi chào hỏi, chúng tôi cùng ngồi vào bàn trò chuyện. Mọi người mời chúng tôi thứ trà có pha đường, mà khi uống thì vừa có vị ngon chát của trà xen lẫn vị ngọt của đường. Chị nói với tôi:
- Ở đây mọi người thường uống trà đường, đây là thức uống rất mát bổ vào mùa hè.
Sau những lời khen ngợi, bày tỏ sự hâm mộ đối với đất chè, tôi hỏi chị:
- Chị có thể cho biết nguyên do để Trà Thái Nguyên thơm ngon hơn Trà của các vùng khác?
Không chút đắn đo, chị trả lời tôi:
- Điểm khác biệt ở đây là kỹ thuật chế biến và chất đất trồng chè, tức là thổ nhưỡng phù hợp với cây chè. Vì vậy mà trà của vùng làm ra có chất lượng thơm ngon như mọi người thường thấy.
Anh Lễ xen vào:
- Về thổ nhưỡng thì chất đất ở đây phù hợp với cây chè, tuy vậy ngay trong vùng đất này cũng có những ngọn đồi cho chất lượng chè khác nhau. Ngọn đồi nào có chất đất tốt thì trồng ra loại chè thượng hảo hạng.
Chị chủ gật đầu xác nhận và nói thêm:
- Ngoài ra thì kỹ thuật chế biến quyết định chất lượng trà. Quan trọng nhất là bí quyết tạo hương, đó chính là điều làm cho chè Thái có hương vị thơm ngon. Chè do nhà máy sản xuất chỉ có ưu điểm là sản phẩm làm ra đồng đều, chứ không thể ngon bằng chè do bà con chế biến thủ công được.
Như vậy là những mối quan tâm, thắc mắc của tôi đã được giải đáp phần nào. Những gia đình khác mà chúng tôi đến thăm đều nhiệt tình giải đáp về mối quan tâm của tôi. Tựu trung lại thì có hai yếu tố chính để làm nên sản phẩm chè Thái Nguyên thơm ngon nổi tiếng: Đó là thổ nhưỡng và kinh nghiệm chế biến trà. Tất cả mọi người làm nghề chè ở đây đều không dấu nổi niềm tự hào về sự ưu đãi của tự nhiên đối với vùng đất này, cùng với sản phẩm chè mà họ làm ra. Riêng tôi thì cho rằng, họ còn có một bí quyết nữa để sản phẩm chè Thái Nguyên trở nên nức tiếng, đó là tình yêu đối với nghề trồng và chế biến chè của họ. Tình yêu đó nâng cánh cho những ước mơ khám phá để ngày càng tạo ra những giống chè mới, cùng sản phẩm trà thơm ngon phục phụ khách hàng, dâng tặng cho đời một thứ thức uống hữu ích và thanh nhã này.
Ở Thái Nguyên có các vùng trồng chè nổi tiếng như Tân Cương, Đồng Hỷ, Phú Lương...; trước đây, chè được trồng dưới hai hình thức: Các hộ gia đình trồng chè trong những khu vườn của mình, dạng này được phổ biến ở vùng Châu thổ Sông Hồng. Dạng thứ hai là cây chè rừng và đồi ở vùng rừng núi phía Bắc, bao gồm các vùng: Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang...; sau này xuất hiện thêm chè được chế biến công nghiệp, làm ra thứ chè đen truyền thống của ta hoặc chè xanh được sao trong chảo theo lối người Tàu. Mới đây người ta phát hiện ra giống chè cổ thuộc huyện Đại Từ - Thái Nguyên. Những cây chè này sinh trưởng ở khu vực rừng già, ở độ cao hơn 850 m so với mực nước biển. Có những cây có đường kính gần 1 m và cao hơn 20 m. Điều đó cho thấy lịch sử trồng chè lâu năm của vùng, cũng như trên đất nước ta.                                               -----o0o-----
Cây chè có xuất xứ sớm nhất thì phải nói đến Trung Quốc. Trên đất nước rộng lớn với nền văn minh lâu đời này có những vùng trồng và sản xuất chè nổi tiếng như: Chiết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, An Huy, Hồ Nam, Quý Châu...; Tại đây là nơi làm ra những sản phẩm trà ngon lừng danh khắp thế giới: Long Tỉnh, Hồng Trà, Bích Loa Xuân, Nham trà...; cách nay mấy ngàn năm, con đường tơ lụa được hình thành (Thế kỷ 2 trước Công nguyên) để chuyên chở tơ lụa và hàng hóa từ đất nước Trung Quốc đi khắp nơi. Con đường tơ lụa nối liền hai lục địa Á – Âu này bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc kinh của Trung Quốc, từ đó đi qua Mông Cổ, Ấn Độ, Tây Á và đến Châu Âu. Sản phẩm Trà của Trung quốc cũng theo con đường Tơ Lụa mà đến với thế giới, đặc biệt là Châu Âu. Người Anh rất hâm mộ những sản phẩm Trà này và đã dùng làm thành một thức uống phổ biến của đất nước, tuy cách uống trà của họ có khác với người Trung Quốc.
Trở lại với đặc sản chè Thái Nguyên ở ta, vốn là niềm tự hào của người Việt. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương nghiệp thì sản phẩm chè Thái Nguyên đã được thế giới biết đến và hâm mộ. Vì thế mà sản phẩm đã bắt đầu nổi tiếng trên thế giới, khiến cho người nước ngoài biết đến một sản phẩm chè ngon của Việt Nam, bên cạnh các tên tuổi trà nổi tiếng khác của người Trung Quốc. Đối với người Việt Nam chúng ta thì chè Thái Nguyên luôn là thương hiệu của riêng người Việt, trong đó chứa đựng những tình cảm gần gũi xen lẫn niềm tự hào trong tâm thức.